Tấp nập mua bán đào Tết dọc quốc lộ 6 ở Sơn La, đào này là đào nương hay là đào rừng?

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên đán nhâm dần 2022, bà con các dân tộc thiểu số ở tỉnh Sơn La đã bày bán những cành đào đẹp, bắt mắt ở 2 bên đường quốc lộ 6. Mặc cho tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhưng bầu không khí vui tươi trước thềm đón năm mới vẫn diễn ra rất nhộn nhịp.
Tấp nập mua bán đào Tết dọc quốc lộ 6 ở Sơn La, đào này là đào nương hay là đào rừng?
Từng đoàn xe máy nối đuôi nhau chở đào xuống bán dọc đường QL6, thuộc xã Lóng Luông (huyện Vân Hồ tỉnh Sơn La). Ảnh: Hà Hoàng.

Hàng năm cứ đến ngày giáp Tết Nguyên đán, đồng bào dân tộc Mông xã Vân Hồ (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La) lại chặt những cành đào trồng trên nương rẫy về bày bán hai bên đường quốc lộ 6 cho du khách và thương lái ở các tỉnh miền xuôi. 

Đi xe dọc theo đường QL 6, chúng tác có thể quan sát và nhìn thấy rất có nhiều cành đào mốc thếch, có dáng đẹp, sai ríu rít nụ, lộc…được vận chuyển bằng xe máy, đổ về hai ven đường tìm "chủ nhân" đón năm mới.

Trao đổi với PV, Chị Hàng Thị Mỵ, xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ (người phụ nữ bên trái) cho biết: Tôi trồng đào ở trên nương rẫy hơn 10 năm rồi. Năm ngoái, tôi phải dán tem lên gốc đào rất phiền phức, với lại khách hàng cũng giảm do dịch bệnh Covid-19 hoành hành nên gia đình tôi bán được rất ít đào. Còn đối với năm nay thì đào đep hơn, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát nên lượng khách đến mua đào khá đông, vì vậy thu nhập của tôi cũng tăng lên. Tuỳ theo cành đào to hay nhỏ, có nhiều nụ hay không thì tôi bán từ 700.000 - 4 triệu đồng. Ảnh: Hà Hoàng.

Những cành đào được bà con dân tộc buộc lại thành từng bó, sau đó trưng bày ven đường quốc lộ 6 để khách hàng tiện lợi cho việc vận chuyển về nhà. Ảnh: Hà Hoàng.

Dịp Tết Nguyên đán cũng là lúc các tiểu thương ở Hà Nội, Hà Nam, Hoà Bình, Quảng Ninh, Ninh Bình... đánh xe tải về thu mua, để bán cho các khách hàng ở các thành phố lớn. Ảnh: Hà Hoàng.

Ở ven đường quốc lộ 6, ngoài bà con dân tộc Mông xã Lóng Luông, xã Vân Hồ còn có bà con người Mông xã Hang Kia, xã Pà Cò thuộc huyện Mai Châu (Hoà Bình) chở đào về bán dịp giáp Tết âm lịch Nhâm Dần 2022. Ảnh: Hà Hoàng.

Dưới cái lạnh cắt da, cắt thịt của mùa đông những người bán đào phải dựng lán, nhóm lửa để xua tan cái giá lạnh nơi rẻo cao. Ảnh: Hà Hoàng.

Dọc theo quốc lộ 6 từ huyện Vân Hồ đến TP. Sơn La, chắc hẳn các du khách nhìn thấy những cành đào chúm chím nụ hoa khoe sắc giữa hai bên đường. Cùng với đó là những âm thanh nhộn nhịp giao hàng bằng các thứ tiếng dân tộc Mông, Thái với các khách hàng đi trên chuyến xe khách về quê ăn Tết, vang lên cả một vùng sơn cước. Ảnh: Hà Hoàng.

Năm nào cũng thế, cứ sắp đến Tết Nguyên đán, bà con dân tộc Mông lại lên nương chặt đào mang về bán ở gần đường quốc lộ 6, để kiếm thêm thu nhập. Ảnh: Hà Hoàng.

Tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, bà con dân tộc bán đáo đều đeo khẩu trang và chấp hành đúng khuyến cáo 5k của Bộ Y tế trong phòng chống dịch bệnh. Ảnh: Hà Hoàng.

Mặc cho tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhưng bầu không khí vui tươi trước thềm đón năm mới vẫn diễn ra rất nhộn nhịp. Ảnh: Hà Hoàng.

So với mọi năm những cành đào được người dân trồng trên nương, mang về bán dịp Tết Nguyên đán được bán với nhiều hình dáng phong phú đa dạng hơn. Giá cả cũng rất phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng, trung bình 1 cành đào được bán với giá từ 500.000 – 1 triệu đồng/cành. Tuỳ theo loại mẫu mã, có loại đào cũng được bà con dân tộc bán gần chục triệu đồng. Ảnh: Hà Hoàng.

Ngoài địa điểm gần quốc lộ 6 thuộc xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ ra, còn có rất nhiều điểm bán đào trồng trên nương có hình dáng đẹp, như: Khu thị trấn Nông trường Mộc Châu, thị trấn Mộc Châu (Mộc Châu); dốc Chiềng Đông, quốc lộ 6 thuộc huyện Yên Châu; Ngã 3 Cò Nòi huyện Mai Sơn; Quảng trường thành phố Sơn La, đèo Sơn La... du khách tha hồ lựa chọn đào về trang trí đón xuân năm mới. Ảnh: Hà Hoàng.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật