Phạm tội ở Đồng Nai, nhưng vì sao cựu Bí thư, cựu Chủ tịch Đồng Nai bị xét xử ở Hà Nội?

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tòa án nhân dân TP.Hà Nội đã đưa cựu Bí thư Tỉnh ủy, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai ra xét xử trong vụ án liên quan sai phạm ở Đồng Nai. Chia sẻ với Báo , các chuyên gia pháp lý đã nêu quan điểm về việc xét xử các ông này tại Hà Nội.
Phạm tội ở Đồng Nai, nhưng vì sao cựu Bí thư, cựu Chủ tịch Đồng Nai bị xét xử ở Hà Nội?
 bị cáo Trần Đình Thành, cựu Bí thư Đồng Nai tại phiên tòa vụ AIC. Ảnh: Đ.X

Như Báo đã đưa tin, sáng cùng ngày, Tòa án nhân dân TP.Hà Nội đã mở phiên tòa sơ thẩm, xét xử cựu Bí thư Tỉnh uỷ Đồng Nai Trần Đình Thành, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Đinh Quốc Thái và hàng chục bị cáo khác ở vụ án "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ"; "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng"; "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng"; "Nhận hối lộ"; "Đưa hối lộ" xảy ra tại Đồng Nai và Công ty CP Tiến bộ Quốc tế (AIC).

Nguyễn Thị Thanh Nhàn - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tiến bộ (Công ty AIC) đang bỏ trốn, Tòa quyết định xử vắng mặt, đồng thời chỉ định luật sư bào chữa cho bị cáo này.

Liên quan đến việc xét xử vụ án AIC, dư luận bày tỏ băn khoăn khi các vi phạm xảy ra ở Đồng Nai, nhưng cựu Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai và nhiều bị cáo khác lại xét xử sơ thẩm ở TP.Hà Nội.

Trao đổi với Báo , luật sư Nguyễn Đoàn – Công ty Luật TNHH Hệ thống dịch vụ pháp lý toàn quốc Luật sư X cho biết, theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình Sự, Toà án cấp tỉnh xét xử sơ thẩm vụ án Hình Sự trong trường hợp: Vụ án Hình Sự về các tội phạm không thuộc thẩm quyền của cấp huyện; vụ án có bị cáo, bị hại, đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản có liên quan đến vụ án ở nước ngoài; vụ án Hình Sự thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án cấp huyện nhưng có nhiều tình tiết phức tạp, khó đánh giá, thống nhất về tính chất vụ án hoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành; vụ án mà bị cáo là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, cán bộ chủ chốt ở huyện, quận, thị xã...

Luật sư Nguyễn Đoàn. Ảnh NVCC

Cũng theo luật sư Nguyễn Đoàn, về nguyên tắc thì toà án có thẩm quyền xét xử vụ án Hình Sự là toà án nơi tội phạm được thực hiện. Trường hợp tội phạm được thực hiện ở nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được nơi thực hiện tội phạm thì toà án có thẩm quyền xét xử là toà án nơi kết thúc điều tra.

"Căn cứ theo các quy định nêu trên, trường hợp Toà án nhân dân TP.Hà Nội xét xử sơ thẩm vụ án Hình Sự Nguyễn Thị Thanh Nhàn AIC có thể xảy ra trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, khó đánh giá, thống nhất về tính chất vụ án hoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, đồng thời Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an là cơ quan tiến hành việc điều tra, kết thúc điều tra, viện Kiểm sát nhân dân Tối cao ra cáo trạng đề nghị truy tố.

Trong trường hợp này viện Kiểm sát nhân dân Tối cao có thể ủy quyền cho cho viện Kiểm sát nhân dân TP.Hà Nội thực hành quyền công tố. Do đó, Tòa án nhân dân TP.Hà Nội thụ lý xét xử sơ thẩm; việc xét xử là phù hợp với quy định Pháp Luật.

Cựu Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Trần Đình Thành (trái) và cựu Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Đinh Quốc Thái. Ảnh: MX

Trước đó, cũng bày tỏ quan điểm với Báo liên quan vụ xét xử Phan Văn Anh Vũ và 2 cựu Chủ tịch UBND tỉnh Đà Nẵng tại Hà Nội, một thẩm phán của Tòa án nhân dân TP.Hà Nội cho biết, việc tội phạm xảy ra ở địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác, các cơ quan tiến hành tố tụng của Trung ương điều tra, truy tố và giao cho Toà án nhân dân TP.Hà Nội xét xử sơ thẩm là việc rất hiếm khi diễn ra.

Tuy nhiên, theo vị thẩm phán này, đây là điều bình thường bởi cơ quan tố tụng của Trung ương có quyền giao việc xét xử cho tòa án cấp dưới.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật