Nhật Bản phản ứng ra sao khi tên lửa Triều Tiên bay qua không phận?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) không kích hoạt quy trình đánh chặn tên lửa của Triều Tiên khi bay qua không phận Nhật Bản vào sáng 4/10.
Nhật Bản phản ứng ra sao khi tên lửa Triều Tiên bay qua không phận?
Hình ảnh tên lửa đạn đạo tầm trung Hwasong-12 xuất hiện trong cuộc duyệt binh năm 2020 tại Bình Nhưỡng. Ảnh - Korea Media

Thông tin với báo giới sau cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC), Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno cho biết SDF đã theo dõi đường bay của tên lửa Triều Tiên từ khi phóng đến khi rơi xuống và không thực hiện các biện pháp đánh chặn vì không dự báo thấy thiệt hại trong lãnh thổ Nhật Bản.

Song, ông Matsuno khẳng định Bộ Quốc phòng Nhật Bản và SDF luôn được đặt trong tình trạng sẵn sàng bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân trong bất kỳ tình huống nào.

Sáng 4/10, Triều Tiên đã phóng một tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM) qua không phận Nhật Bản. Theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản, IRBM của Triều Tiên bay khoảng 20 phút và bay xa khoảng 4.600 km, không gây thương vong.

Sau đó, tên lửa dường như rơi xuống vùng biển nằm cách tỉnh Aomori của Nhật Bản hơn 3.000 km về phía Đông, ngoài Vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản. Vụ phóng khiến hệ thống cảnh báo sớm J-Alert kích hoạt, buộc người dân ở phía Bắc và Đông Bắc Nhật Bản tìm nơi trú ẩn.

Liên quan tới sự việc này, ông Daniel Kritenbrink, quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao chuyên trách về Đông Á khẳng định, Mỹ sẽ phản ứng kiên quyết trước các mối đe doạ từ Triều Tiên trong khi nhấn mạnh rằng các cam kết quốc phòng của Mỹ đối với đồng minh châu Á vẫn mạnh mẽ như “bọc thép”.

Daniel Kritenbrink một lần nữa nhấn mạnh, Triều Tiên đang chuẩn bị thực hiện các vụ phóng hạt nhân đầu tiên trong nhiều năm qua.

Ông Kritenbrink cho biết, dù chính quyền Mỹ dưới thời ông Joe Biden mở cửa để đàm phán với Triều Tiên nhưng “phản ứng duy nhất mà chúng tôi nhận thấy cho đến nay đó là sự gia tăng số vụ phóng tên lửa và các hành động khiêu khích khác”.

Tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng đây không phải là con đường hữu ích - ông Kritenbrink nói.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 15287
  1. Hai phi đạn Triều Tiên bắn lúc rạng sáng khả năng là tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm
  2. Bán đảo Triều Tiên dậy sóng sau vụ phóng tên lửa thử 7 của Triều Tiên
  3. Triều Tiên lý giải việc liên tiếp thử tên lửa trong 2 tuần qua
  4. Nhật Bản, Hàn Quốc xác nhận Triều Tiên lại phóng 2 tên lửa, Mỹ nhấn mạnh bản chất “gây bất ổn”
  5. Bộ Quốc phòng Triều Tiên cảnh báo Mỹ
  6. Chi tiết đặc biệt trong vụ phóng 2 tên lửa mới nhất của Triều Tiên vào hôm nay
  7. Thế khó của Mỹ trước Triều Tiên
  8. Tên lửa Triều Tiên theo sát chân tàu sân bay Mỹ
  9. Giải mã mục tiêu của tên lửa Triều Tiên qua quãng đường bay
  10. Lý do Triều Tiên phóng tên lửa qua Nhật Bản thời điểm này
  11. Hội đồng Bảo an chia rẽ vì tên lửa Triều Tiên
  12. Triều Tiên liên tiếp thử tên lửa, Mỹ - Hàn gấp rút tập trận tác chiến cùng tàu sân bay
  13. Nhật Bản và Hàn Quốc nhất trí theo dõi sát sao những động thái của Triều Tiên
  14. Hàn Quốc cảnh báo sẽ phản ứng mạnh hơn nữa với Triều Tiên
  15. Chiến thuật của Triều Tiên khi phóng tên lửa qua Nhật Bản
  16. Mỹ chỉ trích Nga, Trung Quốc “bảo vệ Triều Tiên toàn diện”
  17. Triều Tiên phóng thêm 2 tên lửa sau khi Mỹ-Hàn tập trận chung
  18. Hạ viện Nhật thông qua nghị quyết phản đối Triều Tiên phóng tên lửa
  19. Chuyên gia Hàn Quốc lý giải phản ứng bí ẩn của truyền thông Triều Tiên sau vụ phóng IRBM
  20. Bí ẩn tên lửa Triều Tiên vừa bắn và động thái đáp trả của liên quân Mỹ- Hàn Quốc
  21. Trung Quốc và Nga phản đối HĐBA LHQ họp công khai về Triều Tiên
  22. Nga, Trung đối đầu Mỹ vì đề xuất họp Liên Hợp Quốc về vấn đề Triều Tiên
Video và Bài nổi bật