Mali gọi Nga là ‘Đối tác chiến lược quan trọng’, Đức nối lại đường bay

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tình hình Mali tiếp tục có một số diễn biến mới liên quan đến sự hiện diện của Nga và Đức tại quốc gia này.
Mali gọi Nga là ‘Đối tác chiến lược quan trọng’, Đức nối lại đường bay
Đức đã nối lại các chuyến bay tới Mali - Ảnh: Xe bọc thép treo cờ Đức tại khu vực Gossi, Mali. (Nguồn: AFP/Getty Images)

Ngày 18/8, Bộ trưởng Quốc phòng Mali Sadio Camara cho biết sự hợp tác quân sự của nước này với Nga trong cuộc chiến chống khủ‌ng b‌ố đã mang lại những kết quả đáng kể.

Ông Camara nói: “Trong gần 10 năm qua, chúng tôi đã duy trì hợp tác quân sự với một số quốc gia trong cuộc chiến chống khủ‌ng b‌ố. Nhưng với Nga, chúng tôi đã đạt được những kết quả hữu hình chỉ trong vài tháng…Nga đã là một Đối tác chiến lược quan trọng kể từ khi (Mali) độc lập. Nước này tuân thủ chính sách hợp tác quân sự nhằm bảo vệ lợi ích của Mali".

Trước đó, Bộ Ngoại giao Mali cho biết máy bay Nga cung cấp đã giúp nước này thay đổi chiến lược chống khủ‌ng b‌ố. Vào tháng 11/2021, Nga đã bàn giao 4 trực thăng vận tải quân sự Mi-171 cho Mali. Tháng 8/2022, Mali lại tiếp tục nhận một loạt máy bay quân sự và trực thăng từ Moscow.

Cùng ngày, Đức đã nối lại các chuyến bay đến Mali sau khi đình chỉ hầu hết các hoạt động ở quốc gia Tây Phi này do bất đồng với giới chức địa phương liên quan tới việc cấp phép bay.

Berlin đã triển khai khoảng 1.000 binh sĩ tới Mali, hầu hết ở khu vực gần thị trấn Gao, miền Bắc Mali, với nhiệm vụ chính là thu thập thông tin do thám cho Phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Mali (MINUSMA).

Trong thông báo trên Twitter, lực lượng vũ trang Đức nêu rõ: “Vào lúc 5h47 ngày 18/8, chuyến bay của một nhà thầu dân sự thay mặt cho Quân đội liên bang Đức đã cất cánh từ Koln tới Mali”.

Thông báo cũng cho biết máy bay chở khoảng 90 binh sĩ tới quốc gia Tây Phi. Đức đã đình chỉ nhiệm vụ do thám quân sự ở Mali từ ngày 12/8 sau khi chính quyền sở tại liên tục từ chối cấp phép bay tiếp cho các chuyến bay của Đức.

MINUSMA được thành lập năm 2013 để hỗ trợ các binh sĩ trong và ngoài Mali chống lại các tay súng Hồi giáo nổi dậy, song trong thời gian gần đây đã xuất hiện những căng thẳng giữa giới chức Mali và lực lượng MINUSMA.

Việc Berlin tham gia MINUSMA cũng gây tranh cãi ở Đức bởi quốc gia Tây Phi này đã tăng cường quan hệ từ thời Liên Xô với Nga.

Các lính đánh thuê thuộc Tập đoàn Wagner - một tổ chức quân sự tư nhân có liên hệ với Điện Kremlin, đã và đang hỗ trợ quân đội Mali trong cuộc chiến chống các phần tử Hồi giáo từ cuối năm ngoái.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật