Ukraine sẽ ở vào thế nguy hiểm hơn nếu sở hữu vũ khí hạt nhân

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Răn đe hạt nhân được cho là mang lại sự ổn định. Nhưng thực tế sở hữu vũ khí hạt nhân có thể tạo ra điều ngược lại, nhất là với Ukraine hiện nay.
Ukraine sẽ ở vào thế nguy hiểm hơn nếu sở hữu vũ khí hạt nhân
Hình ảnh minh họa về tên lửa gắn đầu đạn hạt nhân. Ảnh: NTI.

Cuộc khủng hoảng Ukraine đã khiến nhiều người cho rằng khi Ukraine đồng ý từ bỏ vũ khí hạt nhân từ thời Liên Xô, trao lại kho vũ khí này cho Nga, thì quốc gia mới tách ra độc lập này đã dại dột tự tước bỏ công cụ răn đe quý báu của mình. Họ lập luận rằng, nếu giới lãnh đạo Ukraine khi ấy cứng rắn hơn, nhìn xa trông rộng hơn thì Ukraine hiện nay sẽ an toàn hơn nhiều.

Tuy nhiên, dường như lập luận này không đúng.

Từ bỏ vũ khí hạt nhân vẫn là điều tốt cho Ukraine khi họ nằm sát Nga?

Thời đại hạt nhân hiện nay, trong cách nghĩ của công chúng, răn đe hạt nhân được “hợp pháp hóa”, được xem là phương thức tạo ra sự an toàn. Tuy nhiên, thực tế hoàn toàn khác. Chính sự răn đe đó tạo ra nhiều nguy hiểm hơn là có tác dụng bảo vệ. Người Ukraine vì thế nên cảm thấy mừng thay cho hối tiếc vì họ đã phi hạt nhân hóa.

Thử tưởng tượng Ukraine vẫn còn vũ khí hạt nhân, Tổng thống Nga Putin sẽ không tiến hành “chiến dịch quân sự đặc biệt” nữa. Nhưng cũng có một khả năng khác, là ông Putin vẫn quyết tâm hành động. Vì rốt cuộc, Ukraine nằm sát nách Nga, nên nếu các tên lửa được phóng từ lãnh thổ Ukraine, chỉ mất vài phút là chúng sẽ rơi xuống lãnh thổ Nga.

Khi Liên Xô bố trí các tên lửa hạt nhân ở Cuba sát Mỹ, Tổng thống Mỹ Kennedy cảm thấy điều này không thể chấp nhận được và ông đã sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh hạt nhân, miễn sao loại bỏ được số tên lửa nói trên ở Cuba. Vì vậy, hiện nay, hoàn toàn có thể xảy ra tình huống một “cuộc khủng hoảng tên lửa Ukraine” như ở Cuba năm nào.

Tình huống thứ 2, Ukraine có vũ khí hạt nhân nhưng về mặt vũ khí thông thường thì lại bị đối phương áp đảo. Một mặt, Nga có thể không hành động gì do lo ngại vũ khí hạt nhân Ukraine. Nhưng mặt khác, Nga có thể quyết ra tay đánh nhanh diệt gọn để tước bỏ kho vũ khí hạt nhân của Ukraine, xóa bỏ yếu tố “răn đe”. Khi ấy các chiến lược gia quân sự Nga sẽ phải đánh phủ đầu khả năng phủ đầu của Ukraine, từ đó trực tiếp dẫn đến vòng xoáy bất ổn khó lường.

Hãy cùng xem xét quy mô của kho vũ khí hạt nhân giả định Ukraine sở hữu. Nếu nhỏ, khả năng tước bỏ vũ khí hạt nhân có thể kíc‌h thí‌ch Nga mở một đòn tấn công phủ đầu trong cuộc khủng hoảng như hiện nay. Nếu lớn, có khả năng cao là bản thân lực lượng lớn đó của Ukraine đã “mời gọi” Nga tiến hành một cuộc tấn công lớn theo kiểu đánh phủ đầu từ rất lâu rồi.

Trong bài phát biểu gửi tới nhân dân Nga vào ngày 21/2/2022 trước khi Nga tiến công Ukraine, Tổng thống Putin nói: “Nếu Ukraine có được vũ khí hủy diệt hàng loạt, tình hình trên thế giới và ở châu Âu sẽ thay đổi đáng kể, đặc biệt là với người Nga chúng ta. Chúng ta không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải phản ứng lại mối đe dọa thật này. Những nước phương Tây bảo trợ cho Ukraine có thể giúp họ có được những vũ khí này để tạo ra một mối đe dọa khác cho đất nước chúng ta”.

Ông Putin nói tiếp: “Chúng tôi hiểu rõ ràng rằng với kịch bản này, mức độ đe dọa quân sự đối với nước Nga sẽ tăng đáng kể, trên vài lần, và tôi muốn nhấn mạnh vào thời điểm này rằng nguy cơ một cuộc tấn công bất ngờ nhằm vào đất nước chúng ta sẽ tăng lên nhiều lần”.

vũ khí hạt nhân tựa thanh gươm hai lưỡi treo lơ lửng trên cổ

Nếu Ukraine thực sự có vũ khí hạt nhân, có cơ hội cao đây sẽ là một sự khiêu khích thực sự đối với Nga.

Khi ấy, Nga vẫn mở chiến dịch tấn công Ukraine như hiện nay. Ưu thế về vũ khí thông thường có thể giúp quân Nga tiến nhanh. Nhưng khi bị dồn đến chân tường, Ukraine có thể dùng vũ khí hạt nhân (trong tình huống giả định), đặc biệt là loại cấp chiến thuật dùng trên chiến trường. Sau đó theo phân tích dự báo, gần như không thể tránh được việc hai bên cùng leo thang căng thẳng, với kết cục có thể là chiến tranh tổng lực.

Tình hình Ukraine-Nga có điểm tương đồng với tình hình giữa Pakistan và Ấn Độ. Cả Pakistan và Ấn Độ đều sở hữu vũ khí hạt nhân. Có một bí mật được công khai rộng rãi là Pakistan đã xúc tiến các giao thức phòng tình huống bị Ấn Độ đưa quân sang tấn công. Lực lượng quy ước của Pakistan bé nhỏ hơn nhiều so với Ấn Độ. Các chỉ huy của Pakistan trên thực địa nhận được lệnh cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân trong bối cảnh ấy.

Tình hình địa chính trị chiến lược liên quan đến răn đe hạt nhân là một khối Rubik phức tạp, với nhiều bộ phận dịch chuyển. Chẳng hạn, hoàn toàn có khả năng như sau: Cảnh ngộ hiện nay của Ukraine sẽ gửi cho Iran và Hàn Quốc (có thể cả Ai Cập, Saudi Arabia, và thậm chí Nhật Bản) thông điệp: Việc có được một kho vũ khí hạt nhân sẽ mang lại lợi ích thiết thân sống còn cho họ, dù rằng nhiều kịch bản thảm họa được vạch ra phía trên có thể sẽ vận vào chính các nước này.

Việc có vũ khí hạt nhân không hẳn là điều hay, thậm chí có thể khiến chủ nhân rước họa vào thân. Chẳng hạn vào năm 1983, Liên Xô đã từng đánh giá nhầm rằng Mỹ chuẩn bị thực hiện một cuộc tấn công phủ đầu bằng vũ khí hạt nhân nhằm vào Liên Xô thông qua cuộc tập trận Able Archer, và thế là Liên Xô đã lên kế hoạch ra tay trước với Mỹ. Rất may, sau đó hai bên đã tránh được chiến tranh hạt nhân trong gang tấc…/.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật